Mạng Thủy tượng trưng cho sự dịu dàng, đây cũng chính là tính cách được thể hiện rõ ràng nhất ở những người mệnh Thủy. Họ thường dùng cách gián tiếp để tiếp cận mục tiêu của mình. Mặc dù mang trong mình một sức mạnh khủng khiếp như những trận lũ lụt lịch sử nhưng nước vẫn có một vẻ đẹp hết sức tuyệt vời mỗi khi nó chảy nhẹ nhàng.
Những người mệnh Thủy có khả năng giao tiếp vô cùng tốt, họ ăn nói nhẹ nhàng nhưng đầy sức thuyết phục. Họ cũng khá tinh tế và nhạy cảm nên họ có thể cảm thấy được sự thay đổi trong tâm trạng của người khác nên họ luôn sẵn sàng lắng nghe tâm tư của đối phương.
Màu sắc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cân bằng và điều hòa các yếu tố âm dương, ngũ hành. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thụ màu còn dương là sắc sáng chuyển động phản ánh sáng màu. Màu sắc được sử dụng như một phương pháp tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế những yếu tố bất lợi từ môi trường đến cuộc sống của bạn.
Đó là lý do tại sao khi bạn muốn chọn mua một đồ vật từ giá trị nhỏ cho đến giá trị lớn đều cần phải lựa chọn màu sắc sao cho hợp với mệnh của mình. Nếu lựa chọn đúng màu thì bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Mệnh Thủy hợp màu gì và kỵ màu gì là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Màu đen hoặc xanh dương chính là màu sắc của mệnh Thủy và màu xanh lá cây (tức Mộc) chỉ nên chọn để điểm xuyến thêm như khung cảnh hay các đồ vật trang trí. Đây chính là nguyên tắc giúp cho bạn hiểu được vạn vật đều chứa Ngũ hành với một hành nổi bật hơn cả.
Màu tương sinh:
Màu đen tượng trưng cho hành Thủy nên những người mạng Thủy hợp nhất với màu đen. Ngoài ra, Kim sinh Thủy nên màu trắng cũng khá hợp với bản mệnh của bạn, vì vậy hãy chọn những bộ trang phục hay phụ kiện màu trắng đi kèm nhé.
Bính Tý (1936, 1996)
Quý Tỵ (1953, 2013)
Nhâm Tuất (1982, 1922)
Đinh Sửu (1937, 1997)
Bính Ngọ (1966, 2026)
Quý Hợi (1983, 1923)
Giáp Thân (1944, 2004)
Đinh Mùi (1967, 2027)
Ất Dậu (1945, 2005)
Giáp Dần (1974, 2034)
Nhâm Thìn (1952, 2012)
Ất Mão (1975, 2035)
Theo Ngũ hành trong phong thủy thì môi trường được tạo nên bởi 5 yếu tố đó chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Quy luật tương sinh: Mộc sinh Hỏa (cây cháy sinh ra lửa), Hỏa sinh Thổ (lửa đốt mọi vật thành tro, sinh ra đất), Thổ sinh Kim (kim loại hình thành trong lòng đất), Kim sinh Thủy (kim loại nung nóng chảy tạo thành dạng lỏng), Thủy sinh Mộc (nước cung cấp chất nuôi cây).
Quy luật tương khắc: Kim khắc Mộc (kim loại cắt được cây cối), Mộc khắc Thổ (cây hút chất dinh dưỡng của đất), Thổ khắc Thủy (đất ngăn cản nước), Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt ngọn lửa), Hỏa khắc Kim (lửa gây ra sự nóng chảy kim loại).